Bài viết Quy tắc 50/30/20 – QUY TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN...

Quy tắc 50/30/20 – QUY TẮC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN HIỆU QUẢ

Quản lý tài chính cá nhân
Quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

“Một người kiếm 10 triệu/tháng có thể tiết kiệm được 240 triệu trong vòng 10 năm chỉ đơn giản bằng cách dành riêng một phần nhỏ lương của mình mỗi tháng!” – Hiệu quả của quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 đã được Shark Linh nhắc đến trong câu nói nổi tiếng của mình/

Quy tắc 50/20/30 là một kế hoạch trực quan và đơn giản để giúp mọi người đạt được mục tiêu tài chính của mình.

Theo quy tắc này, thu nhập sau thuế được nên được phân bổ vào ba nhóm chính: 50% dành cho nhu cầu, 30% dành cho mong muốn và 20% còn lại dùng để tiết kiệm.

 

  • 50%: Nhu cầu (Needs) 

Đây là những khoản chi phục vụ trực tiếp đời sống hàng ngày, là các khoản chi thường xuyên và không biến động nhiều giữa các tháng. Nhu cầu là những hóa đơn mà bạn nhất định phải thanh toán và những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày. Chúng bao gồm các khoản chi phí nhà ở (tiền thuê nhà), chi phí đi lại (tiền xăng xe), hàng hóa, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, thanh toán nợ tối thiểu và các tiện ích.

Nếu bạn đang chi tiêu nhiều hơn nhu cầu của mình, bạn sẽ phải thực hiện chiến lược cắt giảm hoặc cố gắng thu hẹp lối sống của mình. Đó có thể là việc thuê một ngôi nhà nhỏ hơn hoặc đi một chiếc xe ít tiền hơn hơn. Bạn cũng có thể đi chung xe hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hay thường xuyên về nhà nấu ăn hơn… Khi tuân thủ đúng quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50/30/20, bạn sẽ làm chủ được những khoản chi và tiết kiệm hiệu quả hơn.

Quy tắc 50/30/20

  • 30%: Mong muốn (Wants) – Yếu tố quyết định trong quy tắc quản lý tài chính cá nhân

Mong muốn nằm trong danh mục hàng hóa không thiết yếu của mỗi cá nhân. Điều này bao gồm bữa tối, vé xem phim, túi xách mới, vé tham dự các sự kiện thể thao, kỳ nghỉ, thiết bị điện tử mới nhất và Internet tốc độ cao. Đây là các khoản chi thường biến động giữa các tháng và tùy thuộc vào sở thích và lối sống của mỗi người.

Danh mục này cũng bao gồm các quyết định nâng cấp mà bạn đưa ra, chẳng hạn như chọn một miếng bít tết đắt tiền thay vì một chiếc bánh hamburger rẻ tiền hơn, mua một chiếc Mercedes thay vì một chiếc Honda tiết kiệm hơn hoặc lựa chọn giữa việc xem truyền hình bằng ăng-ten miễn phí và chi tiền để xem truyền hình cáp. Phần “30” trong quy tắc 50/30/20 dường như là phân mục dễ bị bội chi nhất, đòi hỏi bạn cần sự tiết chế nhiều hơn để có thể quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

 

  • 20%: Tiết kiệm (Savings)

Cuối cùng trong quy tắc quản lý tài chính cá nhân, hãy cố gắng phân bổ 20% thu nhập ròng của bạn cho các khoản tiết kiệm và đầu tư. Bạn nên có ít nhất 3 tháng tiền tiết kiệm khẩn cấp trong tay trong trường hợp mất việc hoặc trong những tình huống không thể lường trước, sau đó tập trung vào việc nghỉ hưu và đáp ứng các mục tiêu tài chính khác.

Tiết kiệm cũng có thể bao gồm trả nợ. Mặc dù các khoản thanh toán tối thiểu là một phần của danh mục “nhu cầu”, bất kỳ khoản thanh toán bổ sung nào cũng có tác dụng làm giảm tiền gốc và tiền lãi phải trả trong tương lai, vì vậy chúng cũng được coi là các khoản tiết kiệm. 

Hãy xem lại chi tiêu các tháng trước trên MISA MoneyKeeper để xem bạn đã chi tiêu đúng theo quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50/30/20 chưa nhé.

Nếu chưa, còn chần chừ gì đặt chế độ “bạn thân” với tính năng hạn mức chitiết kiệm của MISA MoneyKeeper đúng không nào!

>>> 5 cách sử dụng MISA MoneyKeeper hiệu quả

Tìm hiểu thêm tính năng và cách sử dụng tại đây: https://mily.vn/oJCmOiO