Bài viết Muốn mua nhà và sống cuộc sống thảnh thơi trước năm 32...

Muốn mua nhà và sống cuộc sống thảnh thơi trước năm 32 tuổi, hãy đọc ngay 6 cách sau

Thỉnh thoảng bạn sẽ thấy có những bài post trên mạng với những tiêu đề cực kì ấn tượng như “Với phương pháp chi tiêu thông minh, cô nhân viên văn phòng lương 9 triệu/ tháng đã có thể tự mua nhà tiền tỉ” hay “Chàng trai 9x chia sẻ cách chi tiêu để có thể mua nhà ở tuổi 27″…..

Có người nghĩ những bài viết như trên hoàn toàn là bịa đặt, hay cũng có người cho rằng là phải ăn tiêu tiết kiệm lắm thì mới có thể làm được như thế? Tuy nhiên thì việc mua nhà và sống cuộc sống thảnh thơi sớm không hề khó khăn nếu như bạn biết cách kiểm soát tiền thông minh và hiệu quả

Dưới đây là 6 cách chi tiêu tiền thông minh giúp cho dự định mua nhà ở tuổi 30 của bạn không còn xa vời và viển vông nữa.

black leather sofa near glass window

1. Thiết lập mục tiêu tiết kiệm

Giả sử bạn đang mong muốn tiết kiệm cho chuyến đi du lịch dài ngày, hay sửa nhà hoặc đơn giản là có 1 khoản tiền tiết kiệm phòng trường hợp cấp thiết, hãy đặt mục tiêu cho các công việc đó.

Cụ thể trong trường hợp này, mục tiêu tiết kiệm là mua nhà. Tuy nhiên hãy cụ thể mục tiêu của bạn, đừng chỉ dừng lại ở tên mục tiêu. Bạn cần tiết kiệm bao nhiêu, bao lâu, và cách thức tiết kiệm ra sao.

Lưu ý là mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ thực hiện.

>>>Tạo sổ tiết kiệm trên Sổ Thu Chi MISA thật dễ dàng

2. Liệt kê các khoản chi tiêu và lập ngân sách

Có một bức tranh tổng quan rõ ràng về thói quen thu chi hàng tháng sẽ giúp bạn cắt giảm được những khoản chi không thực sự cần thiết. Ví dụ như là thẻ thành viên thập gym không sử dụng.

Một khi bạn đã biết chính xác bạn tiêu bao nhiêu thì việc thiết lập ngân sách để đạt được mục tiêu sẽ thiết thực hơn.

Tải app Sổ Thu Chi MISA để bắt đầu thiết lập ngân sách và theo dõi chiêu tiêu ngay thôi!

3. Săn sale

Hãy tận dụng lợi thế tiết kiệm từ các ưu đãi, khuyến mại của các cửa hàng, siêu thị hay bất kỳ đơn vị nào cung cấp sản phẩm, dich vụ cho bạn. Dù ít hay nhiều thì những phiếu giảm giá, chương trình ưu đãi, khuyến mại của họ cũng giúp bạn tiết kiệm được tiền Tuy nhiên đừng mua một món hàng chỉ bởi vì nó sale. Hãy là người tiêu dùng thông minh và sáng suốt. Đừng để các trang thương mại điện tử hay là các shop bán hàng đánh lừa bởi những tiêu đề giật tít như “Sale cực shock” hay “Sale 1k”. Bởi vì kể cả khi bạn thành công mua về thì cũng không đem lại công dụng gì nhiều cho bạn.

1 mẹo dành cho bạn là trước mỗi mùa giảm giá, hãy liệt kế tất cả những món hàng bạn đang cần phải mua (thực sự cần), sau đó đi kiểm tra lại giá của chính cửa hàng đó, nếu như thực sự giảm giá thì hãy bỏ vào giỏ hàng.

 

text

4. Mua đồ và nấu ăn

Thời buổi hiện nay khi sự tiện lợi nâng lên ngôi thỉ chỉ cần một cuộc gọi và chưa tới 15 phút sau, bạn đã có một bàn đồ ăn. Nhưng trên thực tế, việc ăn uống ở ngoài hoặc gọi đồ ăn nhanh thường đắt gấp 2,5 lần so với việc bạn tự nấu ở nhà. Do đó, nếu bạn muốn tiết kiệm tiền, hãy nghĩ đến việc tự nấu nướng. Vừa được ăn uống lành mạnh, vừa tiết kiệm được một khoản tiền kha khá đấy.

5. Lập hạn mức chi tiêu

Thiết lập hạn mức chi tiêu cho từng khoản khác nhau giúp bạn hình dung cụ thể về số tiền mình có và tránh tình trạng chi tiêu vượt quá số tiền được phép sử dụng.

Giả dụ như hàng tháng bạn chỉ được phép chi tiêu 1 triệu cho quần áo mới, hay là 2 triệu cho việc ăn uống bên ngoài. Tuân thủ những quy tắc này và đừng để vượt quá hạn mức nhé.

Tham khảo tính năng hạn mức chi tiêu của Sổ Thu Chi MISA để chi tiêu hiệu quả

6. Đa dạng hóa nguồn thu nhập

Khá là rủi ro khi bạn chỉ có một nguồn thu nhập và lệ thuộc hoàn toàn vào nó. Trong khi đó với tình hình hiện nay, khi nền kinh tế bất ổn công thêm ảnh hưởng của đại dịch COVID 19. Bạn có thể rơi vào tình trạng thất nghiệp bất cứ lúc nào. Vậy nên, hãy chuẩn bị cho bản thân trong trường hợp xấu nhất. Đa dạng hóa nguồn thu nhập là một trong những điều rất quan trọng để kiểm soát tài chính tốt hơn. Bạn có thể tìm hiểu thêm những việc có thể làm vào thời gian rảnh và hoặc tìm hiểu thêm về các hoạt động đầu tư tài chính.

>>Đọc thêm:

5 mẹo chi tiêu gia đình trẻ không thể bỏ qua