Bài viết 4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân thường gặp

4 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân thường gặp

sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân thường gặp

Quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng vô cùng cần thiết ở mỗi người. Tuy nhiên đa số người Việt lại chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng này. Họ dễ phạm phải các sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân mà chính họ đôi khi không lường được về hậu quả của nó. Vì vậy, việc nhận biết và cải thiện các sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát tài chính tốt hơn. 

Nếu bạn đang đi tìm các kinh nghiệm để quản lý tiền bạc thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé.

>>> Đọc thêm: Những thói quen chi tiêu vô tình khiến bạn rỗng túi

1. Không có quỹ “dự phòng” – Sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân mà nhiều người mắc phải nhất

Nhiều người thường lấy lý do tiền tiêu tháng này còn chưa đủ thì làm sao có tiền dự phòng. Nhưng nhìn vào thực tế, sẽ có những tình huống xảy ra mà chúng ta không thể nào dự đoán trước được. Không ai có thể biết đại dịch Covid xảy ra khiến hàng triệu người thất nghiệp, giảm lương. Không ai có thể đảm bảo một ngày nào đó bạn không thất nghiệp, bạn không bị mất món đồ quan trọng, bệnh tật xảy ra. Nếu lúc đó bạn không có quỹ dự phòng cho mình thì làm sao có thể xoay xở cho tình huống đó?

Kỹ năng quản lý tài chính cá nhân không chỉ là sử dụng hiệu quả số tiền tiêu hàng tháng mà còn là biết dự phòng cho các trường hợp tương lai. Đặc biệt là với giới trẻ, họ có xu hướng sống cho ngày hôm nay, tận hưởng thái quá nên khả năng kiểm soát tài chính là rất thấp. Bởi vậy, mỗi tháng, hãy dành ra một khoản để thiết lập quỹ dự phòng cho bản thân để bảo vệ chính mình.

 

2. Chi tiêu theo cảm hứng

Có những khoản chi tiêu lặt vặt như mua chiếc bánh mỳ ăn sáng, mua quyển sổ, đi ăn với bạn, vé xem phim, hoặc tiền thừa bạn hay “để tạm” đâu đó tiện trong các túi áo. Thoạt nhìn sẽ thấy đây chỉ là các khoản nhỏ, nhưng khi cộng dồn chúng trong nhiều tháng, một năm thì bạn sẽ thấy bất ngờ với sự khổng lồ của nó đấy.

Đặc biệt, Sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân mà mọi người thường gặp là phá vỡ kế hoạch chi tiêu khi nhìn thấy sale. Với tâm lý “Đằng nào cùng dùng, tranh thủ đợt sale thì mua trước” mà bạn vô tình đã chi tiêu phung phí. Vì đa số các sản phẩm đó bạn chỉ thích chứ không thực sự cần. Để có thể quản lý tiền bạc thì trước tiên hãy quản lý tốt nhu cầu của bản thân.

 

3. Không có kế hoạch tài chính dài hạn

kiểm soát tài chính
Quản lý tài chính cá nhân là kỹ năng cần rèn luyện hàng ngày

Khi bạn không biết ngày mai cần làm gì thì bạn cũng sẽ không có nhu cầu chi tiêu tiết kiệm, dự phòng tài chính. Bạn có thể bắt đầu bằng việc lên kế hoạch tiết kiệm để mua cho mình món đồ mới: đồng hồ, thay điện thoại, mua nhà, mua xe,… Khi có mục tiêu tài chính thì bạn sẽ để ý hơn đến chi tiêu để làm sao đủ khả năng đạt được mục tiêu. Việc thiết lập ngân sách chi tiêu sẽ là kim chỉ nam cho những ai muốn kiểm soát tài chính hiệu quả. 

Đọc thêm: Thiết lập ngân sách chi tiêu không khó như bạn nghĩ

4. Không ghi chép chi tiêu – Sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân cực kỳ nghiêm trọng

 

Quản lý tài chính cá nhân không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của cả quá trình bắt đầu từ thói quen ghi chép chi tiêu, lên kế hoạch, kiểm tra. Ghi chép chi tiêu mang lại hiệu quả mà bạn không ngờ. Có nhiều người có ý định kiểm soát chi tiêu nhưng lại chỉ nhớ trong đầu những khoản chi chính. Trí nhớ con người là có hạn. Hãy giải phóng bộ não bằng cách hình thành thói quen ghi chép chi tiêu. Nó vừa giúp bạn biết mình dã tiêu tiền vào những đâu và bạn sẽ biết cân đối chi tiêu hơn. 

Bạn có thể ghi vào cuốn sổ cá nhân hoặc tiện dụng hơn, hãy sử dụng ứng dụng ghi chép chi tiêu. Ứng dụng ghi chép chi tiêu không chỉ giúp bạn ghi chép nhanh chóng, thông minh mà còn phân tích, xuất báo cáo chi tiêu theo tuần, tháng rất hữu ích. Đây là công cụ giúp bạn quản lý tiền bạc, quản lý tài chính cá nhân cực hiệu quả.

 >>> 4 ứng dụng ghi chép chi tiêu miễn phí được tin dùng

 >>> MISA MoneyKeeper – Ứng dụng ghi chép chi tiêu hiệu quả

 

Trên đây là các sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân mà mọi người thường gặp phải. Như Pam Danziger – nhà nghiên cứu thị trường nổi tiếng đã từng nói: “Người giàu không trở nên giàu có bằng cách chi tiền một cách hoang phí. Họ biết rõ hơn ai hết, rằng việc chi tiêu cẩn trọng có thể giúp họ có được thu nhập cao hơn.”