Bài viết Làm giàu bắt đầu từ việc kiểm soát chi tiêu hàng ngày

Làm giàu bắt đầu từ việc kiểm soát chi tiêu hàng ngày

kiểm soát chi tiêu hàng ngày

Đa số khi nhắc đến vấn đề tài chính cá nhân, mọi người đều đau đầu về việc kiểm soát chi tiêu hàng ngày.  Có lẽ sự khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là cách thức quản lý tiền bạc. Bạn sẽ tự bao biện cho thói quen chi tiêu không kế hoạch của bản thân rằng những khoản tiền nhỏ lẻ ấy sẽ chẳng ảnh hưởng gì đến tài chính cá nhân, nó quá nhỏ để phải để ý. Nhưng chính những chi tiêu cá nhân hàng ngày nhỏ lẻ ấy lại là thứ phá vỡ kế hoạch tài chính cá nhân của bạn. Bởi vậy, hoặc là bạn kiểm soát tiền, không sẽ là tiền điều khiển bạn.

 

1. Ảnh hưởng của chi tiêu hàng ngày đến kế hoạch tài chính cá nhân

Có một câu nói là “Cách bạn làm một việc cũng là cách bạn làm mọi việc”. Tương tự, cách bạn chi tiêu hàng ngày cũng sẽ là cách bạn quản lý tiền bạc và kiểm soát kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân. Hàng ngày bạn chi tiêu những gì? Tiền gửi xe, tiền cafe, tiền ăn và rất nhiều các khoản chi không tên khác nữa. Mỗi ngày một chút chi phung phí, một tháng 30 ngày sẽ là một khoản chi tiêu vỡ kế hoạch khá lớn. Vì vậy, bạn nên chủ động quản lý tiền bạc ngay từ việc kiểm soát chi tiêu hàng ngày. Chẳng hạn bạn có thể “ngầm quy định” bản thân mỗi ngày không được tiêu quá 100.000đ cho việc cafe, ăn uống, nhận tiền thừa thì cất ngay vào ví, không để lung tung trong túi áo, túi quần, balo rồi quên. Từ việc kiểm soát tốt những chi tiêu hàng ngày bạn sẽ quản lý chi tiêu tốt hơn hàng tuần, hàng tháng.

 

2. Làm thế nào để kiểm soát chi tiêu hàng ngày?

Có 2 cách rất hiệu quả và dễ sử dụng để kiểm soát chi tiêu hàng ngày:

 

  • Sử dụng các quy tắc quản lý tiền bạc

Nếu bạn đang gặp vấn đề không biết phân bổ thu nhập vào các khoản chi tiêu như thế nào, bạn có thể sử dụng các quy tắc quản lý chi tiêu được hàng triệu người trên thế giới sử dụng.

Quy tắc 50/30/20 là quy tắc quản lý tài chính cá nhân rất hữu ích. Theo quy tắc này, bạn sẽ dành 50% thu nhập cho các chi tiêu thiết yếu như tiền nhà, tiền chi trả cho các loại hóa đơn,… 30% cho các chi tiêu theo nhu cầu như: ăn uống cùng bạn bè, du lịch, shopping,… và 20% sẽ được dùng để tiết kiệm, dự phòng rủi ro.

>>> Quy tắc 50/30/20 – Quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Quy tắc 50/30/20
Quy tắc quản lý tài chính cá nhân 50/30/20

Một ví dụ khác của các quy tắc quản lý tiền bạc là công thức 6 chiếc lọ 

Nếu bạn chưa biết nên phân bổ thu nhập vào các khoản chi như thế nào, hãy áp dụng các công thức nổi tiếng được hàng triệu người trên thế giới sử dụng. Theo đó, thu nhập của bạn được chia thành 6 phần: chi tiêu cần thiết (55%), tiết kiệm dài hạn (10%), quỹ giáo dục (10%), hưởng thụ (10%), quỹ tự do tài chính (10%), quỹ từ thiện (5%).

 

Bạn có thể vận dụng phương pháp Kakeido bằng cách trả lời 4 câu hỏi sau để chủ động kiểm soát chi tiêu: 

  • Bạn có bao nhiêu tiền?
  • Bạn muốn tiết kiệm tiền bao nhiêu?
  • Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền?

 

>>> So sánh 3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến

  • Sử dụng ứng dụng quản lý tài chính cá nhân

Để có thể kiểm soát chi tiêu hàng ngày một cách tốt nhất thì không thể không ghi chép chi tiêu hàng ngày. Hiện nay có không ít ứng dụng di động có thể giúp bạn quản lý tài chính cá nhân và các khoản chi tiêu thay vì sử dụng sổ tay vật lý. Bạn có thể dễ hàng ghi chép nhanh chóng các khoản chi tiêu và ứng dụng sẽ tự động phân tích báo cáo chi tiêu hàng tháng cho bạn. Khi đó, việc thống kê và so sánh chi tiêu mỗi tháng không còn là khó khăn, sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc và chi tiêu hàng ngày hiệu quả rõ rệt.

MISA MoneyKeeper
Ứng dụng MISA MoneyKeeper – Ứng dụng quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

>>> 4 ứng dụng ghi chép chi tiêu miễn phí được tin dùng

>>> MISA MoneyKeeper – Ứng dụng ghi chép chi tiêu hiệu quả